Đóng góp cho Phật giáo Việt Nam Thường_Chiếu_(thiền_sư)

Ngoài công xiển dương và truyền dạy giáo lý Phật giáo cho tăng chúng, Thiền sư còn có công thống nhất ba thiền phái lúc bấy giờ.

Theo sử liệu thì vào cuối đời , thiền phái Tỳ-ni-đa-lưu-chi đã mất dần ảnh hưởng. Vì vậy, người của phái này đã mời Thiền sư Thường Chiếu thuộc phái Vô Ngôn Thông sang làm trú trì chùa Lục Tổ, là một ngôi tổ đường lớn của thiền phái Tỳ-ni-đa-lưu-chi.

Tuy nhiên, nhờ ở nơi ấy, mà Thiền sư Thường Chiếu đã thu thập được nhiều tài liệu để bổ túc cho tập sử liệu do thiền sư Thông Biện để lại. Và đó cũng là cơ hội để Thiền sư góp công làm cho phái thiền Tỳ-ni-đa-lưu-chi và phái thiền Vô Ngôn Thông hòa nhập làm một.

Theo GS. Nguyễn Lang (tức Thiền sư Thích Nhất Hạnh), Thiền sư Thường Chiếu có thể gọi là người khởi đầu cho sự tổng hợp giữa ba thiền phái Tỳ-ni-đa-lưu-chi, Vô Ngôn Thông, Thảo Đường, và cũng là gạch nối giữa Phật giáo đời Phật giáo đời Trần. Nói cách khác, Thiền sư chính là gạch nối giữa nền Phật giáo "ba tông phái" với nền Phật giáo "một tông phái" (đời Trần chỉ còn một tông phái là Trúc Lâm Yên Tử) [6].

Hiện Pháp danh Thường Chiếu của Thiền sư đã được đặt cho một ngôi thiền viện lớn ở tại xã Phước Thái, huyện Long Thành, tỉnh Đồng Nai. Người có công tạo lập ra trung tâm tu học này là Hòa thượng Thích Thanh Từ.

Liên quan